MARKETING
MARKETING ONLINE LÀ GÌ? 5 CHIẾN LƯỢC MARKETING ONLINE HIỆU QUẢ NHẤT 2022
Marketing Online tận dụng sự phát triển của Internet, các nền tảng kỹ thuật số và các thiết bị điện tử để quảng bá một sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu.
Từ vài năm trở lại đây, số lượng người dùng Internet đã tăng lên nhanh chóng. Hầu hết người dùng tại Việt Nam đều có sử dụng ít nhất một thiết bị thông minh có kết nối Internet. Điều này tạo một cơ hội lớn cho doanh nghiệp tiếp cận nhiều người dùng hơn trên nền tảng trực tuyến và thúc đẩy kinh doanh. Việc hiểu Marketing Online là gì, kết hợp hiệu quả các loại tiếp thị trực tuyến khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp bạn tăng nhận diện thương hiệu. Đồng thời, bạn có thể tiếp cận số lượng đối tượng tiềm năng tối đa với chi phí tối thiểu.
1. Marketing Online là gì?
Marketing Online (tiếp thị online/ trực tuyến) là hoạt động tận dụng các kênh dựa trên Web để truyền bá thông điệp về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đến khách hàng tiềm năng.
Định nghĩa Marketing Online
Các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng cho tiếp thị trực tuyến bao gồm Email, quảng cáo hiển thị, Social Media, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, Google AdWords,…
Mục tiêu của Marketing là tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các kênh mà họ dành thời gian đọc, tìm kiếm, mua sắm và giao lưu trực tuyến.
Việc sử dụng rộng rãi Internet cho mục đích giải trí, học tập, kinh doanh,… đã tạo ra các kênh mới để quảng cáo và Marketing Engagement.
Trước khi các kênh tiếp thị trực tuyến xuất hiện, doanh nghiệp thường thực hiện các quảng bá qua các kênh truyền thống như báo in, bảng quảng cáo, truyền hình, đài phát thanh. Chi phí để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ theo phương pháp truyền thống thường rất đắt đỏ và khó đo lường.
Ngày nay, mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia Online Marketing bằng cách tạo trang Web và xây dựng chiến dịch thu hút khách hàng với chi phí thấp hoặc miễn phí.
2. Marketing Online giúp ích gì cho doanh nghiệp?
Tiếp thị trực tuyến là một tập hợp các công cụ và phương pháp được sử dụng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua Internet. Bạn có thể tiếp cận một số lượng lớn đối tượng tiềm năng với ngân sách tiếp thị trực tuyến khá nhỏ so với quảng cáo truyền thống.
Nhiều nền tảng cũng cho phép các quảng cáo có thể mở rộng với các mức độ tiếp cận khác nhau tương xứng với ngân sách quảng cáo. Các công ty có thể chi một khoản chi phí nhỏ mà vẫn tăng phạm vi tiếp cận thích hợp.
Bên cạnh đó, Marketing Online còn rất tiện lợi và có tính linh hoạt cao. Người tiêu dùng có thể nghiên cứu và mua các sản phẩm và dịch vụ bất cứ lúc nào họ muốn. Các Blog kinh doanh có thể được sử dụng để khách hàng nghiên cứu về sản phẩm, cũng như để lại phản hồi, đánh giá của họ.
Nhiều công cụ quảng cáo cung cấp các nền tảng phân tích của riêng họ. Thông qua đó, bạn có thể xem kết quả thống kê hiệu quả mà không tốn thêm chi phí. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược quảng cáo.
Các công cụ quảng cáo cũng vô cùng đa dạng như: PPC (Pay Per Click- Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột), Email Marketing, quảng cáo Social Media,… Bạn có thể lựa chọn, kế hợp các công cụ sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Ngoài ra, các Marketer còn có thể nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học. Thông qua đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình và tạo các chương trình, ưu đãi cụ thể để thu hút họ.
3. Các công cụ làm Marketing Online
Bạn có thể sử dụng một số công cụ sau đây để xây dựng, phát triển và duy trì một chiến dịch tiếp thị trực tuyến:
- Social Media Marketing.
- Email Marketing.
- Tối ưu hóa công cụ Tìm kiếm (SEO).
- Tiếp thị công cụ Tìm kiếm (SEM).
- Thử nghiệm A / B và tối ưu hóa trang Web.
- Quảng cáo hiển thị.
- Content Marketing, Video Marketing.
- Sự kiện trực tuyến và hội thảo trên Web (Virtual Events và Webinars).
- Marketing Automation, Marketing Analytics.
- Hệ thống quản lý nội dung (CMS).
- Quản lý quan hệ khách hàng (CRM).
- Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing).
- Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC), quảng cáo LinkedIn
4. Một số ví dụ về Marketing Online
- Whole Foods thu thập địa chỉ Email trên trang Web của họ để tạo danh sách Email. Sau đó, họ có thể sử dụng danh sách này để quảng cáo sản phẩm mới, bán hàng và quảng bá về sự kiện trong cửa hàng của họ.
- Bite Beauty hợp tác với những Influencers (người có ảnh hưởng) để quảng cáo một loại son mới cho đối tượng mục tiêu của họ. Đó là những người đam mê làm đẹp, thích sản phẩm chất lượng cao.
- Dove tạo quảng cáo Video và chia sẻ chúng với khán giả của họ trên Facebook, Twitter,… để thúc đẩy cuộc trò chuyện, lời bàn tán tích cực về thương hiệu và sản phẩm của họ.
5. Top 5 xu hướng chiến lược Marketing Online hiệu quả nhất 2022
SEO Website
Hãy tưởng tượng, doanh nghiệp của bạn có cơ hội xuất hiện trước hàng trăm, hàng nghìn, hoặc hàng trăm nghìn người mỗi ngày. Có được vài nghìn khách hàng truy cập vào website của bạn, tham quan, xem sản phẩm, đọc các tin tức liên quan hoặc tuyệt vời hơn nữa, là mua hàng hoặc để lại thông tin liên hệ tư vấn,… một cách hoàn toàn tự nguyện.
Đó là những gì sẽ xảy ra nếu như doanh nghiệp triển khai SEO Website. Bằng cách tối ưu nhằm giúp website của bạn trở nên thân thiện với Google, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích, phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng. Doanh nghiệp của bạn giúp người dùng giải đáp được những vấn đề, những khó khăn. Từ đó xây dựng mối quan hệ và biến họ trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai, đem lại chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Chiến lược SEO thường được triển khai như sau:
- Xác định mục tiêu của chiến dịch (Chuyển đổi, tăng lượng truy cập hay rank top từ khóa,…)
- Xây dựng bộ từ khóa mong muốn
- Thực hiện Audit, tối ưu hóa Website
- Triển khai viết Content SEO
- Tối ưu bài viết và xây dựng liên kết nội bộ (Internal Link)
- Triển khai xây dựng các liên kết bên ngoài (External Link)
- Kiểm tra, đánh giá và thực hiện điều chỉnh
Content Marketing
Chiến lược Content Marketing đã không còn quá xa lạ với doanh nghiệp. Đây được xem là phương pháp Marketing hiệu quả nhất trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng, cũng như tiếp cận khách hàng và xây dựng mối quan hệ hiệu quả.
Một chiến lược Content Marketing hiệu quả cần được triển khai đa kênh, cung cấp những giá trị hữu ích cho khách hàng, giúp họ giải quyết được những vấn đề, câu hỏi (Insights), từ đó xây dựng hình ảnh một thương hiệu phát triển lấy khách hàng làm trung tâm.
Bằng cách này, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thuyết phục người dùng Internet trở thành khách hàng tiềm năng của mình. Việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để triển khai Content Marketing cũng giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt hơn, nhanh hơn và đưa ra những chiến lược nội dung chuẩn xác hơn với mỗi nhóm đối tượng ở từng kênh.
Với Content Marketing, doanh nghiệp có thể triển khai thông qua các kênh:
- Website
- Tiktok
- Youtube
- ….
Email Marketing
Email Marketing là một phương thức được cho là kém hiệu quả, và dễ dàng tạo ấn tượng xấu, spam trong mắt người dùng. Nhưng đó là nếu doanh nghiệp của bạn triển khai chúng một cách vô tội vạ.
Thực tế, Email Marketing được xem là chiến lược Marketing Online đem lại hiệu quả cao (Nhất là đối với các doanh nghiệp B2B) khi được triển khai đúng cách.
Nhằm khiến chiến lược Email Marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể kết hợp với Inbound Marketing. Từ đó cung cấp cho khách hàng những thông tin, kiến thức hữu ích, có giá trị trong một khoản thời gian (Gọi là thời điểm hâm nóng mối quan hệ) trước khi gửi những Email điều hướng khách hàng tạo chuyển đổi.
Dưới đây là cách mà Navee triển khai chiến thuật Marketing Online sử dụng Email Marketing đem lại hiệu quả chuyển đổi cao cho doanh nghiệp:
- Xây dựng Ebook kiến thức hoặc thông tin về một lĩnh vực mà khách hàng của doanh nghiệp đang quan tâm
- Triển khai Paid Advertising để xây dựng danh sách Email khách hàng đăng ký nhận Ebook
- Lên kịch bản Email Marketing từ 4-6 Email (Nội dung gồm Vấn đề – Giải pháp – Case Study – Khuyến mãi dịch vụ)
- Triển khai gửi Email Marketing.
- Lọc lại Data sau 2 tháng và triển khai lại từ đầu
Navee hiểu rằng Spam Email chưa bao giờ là giải pháp tốt, do đó Navee chỉ gửi Email từ 2-3 lần/ tuần. Từ dó đem lại hiệu suất mở Email cao hơn.
Paid Advertising
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh thu là mối bận tâm hàng đầu. Do đó, việc dành ra 8 tháng cho SEO, hay 2-3 tháng cho Email Marketing trước khi nhận về những giá trị có thể cân đo đong đếm được là chiến lược không mấy khả quan và hợp lý. Do đó, quảng cáo marketing online trở thành chiến lược Marketing Online hàng đầu mà doanh nghiệp SMEs hướng đến.
Khác với các chiến dịch kể trên cần có thời gian chuẩn bị và setup. Quảng cáo đem đến khả năng mang lại hiệu quả và doanh số “ngay tức thời”. Chỉ cần một bài viết quảng cáo, một ưu đãi thu hút là doanh nghiệp có thể nhận về những chỉ số từ lượt tiếp cận, tỉ lệ tương tác, lead hoặc doanh thu ngay tức thời. Giúp doanh nghiệp phần nào đó chủ động hơn trong chiến dịch Marketing của mình.
Song, với Paid Advertising cũng xuất hiện nhiều điểm bất lợi. Đó là khi tài khoản quảng cáo bị khóa, chiến dịch quảng cáo bỗng dưng kém hiệu quả hay tồi tệ hơn, là việc doanh nghiệp trở nên phụ thuộc vào quảng cáo trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Do đó, gợi ý của Navee là hãy xây dựng hệ thống Marketing Online kết hợp Quảng cáo với những những chiến lược mang tính bền vững khác như SEO hay Social Media Marketing, chiến lược mà Navee sẽ chia sẻ ngay bên dưới.
Social Media Marketing
Trong thời đại số, khi mà người người, nhà nhà dùng mạng xã hội. Thì việc doanh nghiệp sở hữu một kênh Social Media và hoạt động tích cực trên đó sẽ giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi, cũng như xây dựng danh tiếng của thương hiệu trên các kênh truyền thông.
Một số các kênh Social Media mà doanh nghiệp không thể bỏ lỡ trong năm 2022 gồm:
- Facebook Fanpage: Với hơn 76 triệu người (Khoảng 70% dân số toàn quốc) hoạt động trên nền tảng này. Việc doanh nghiệp không có cho mình một fanpage quả là một thiếu sót lớn trong chiến dịch Marketing Online 2022 và cả 2023.
- Instagram: Phù hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang, trang sức, thực phẩm, F&B khi nền tảng này đề cao hình ảnh và có lượng người dùng trẻ rất lớn.
- TikTok: Nếu bạn là một đơn vị kinh doanh thời trang, thì chắc chắn không thể bỏ qua TikTok khi đây được xem là kênh Social có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong năm 2021, vượt Facebook trở thành nền tảng mạng xã hội có lượng người dùng cao nhất thế giới.
6. Làm thế nào để bắt đầu 1 chiến dịch Marketing Online?
Bước đầu tiên để bắt đầu một chiến dịch Online Marketing là đánh giá các mục tiêu của bạn. Bạn cần đảm bảo rằng chúng có thể đo lường được. Sau đó, bạn cần đưa ra lựa chọn về cách xây dựng sự hiện diện trực tuyến để đạt được mục tiêu đó. Kế đến, bạn cần tạo chiến lược tiếp thị tương ứng cho các kênh này.
Có thể bạn sẽ cần lập một trang thương mại điện tử. Nếu bạn quan tâm đến việc viết Blog để nâng cao nhận thức của người dùng và tăng lượng người đăng ký, hãy xem xét việc thiết lập Blog. Sau đó, bạn lập chiến lược về cách tạo nội dung chất lượng để khuyến khích chia sẻ trên các kênh Social Media.
Doanh nghiệp cũng nên tận dụng các đánh giá tích cực của khách hàng để tăng độ tin cậy của thương hiệu. Bạn cũng nên tạo một trang Web với biểu mẫu thu hút khách hàng tiềm năng để phát triển thương hiệu và tạo lưu lượng truy cập. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng một nền tảng phân tích cơ bản (như Google Analytics) để đo lường hiệu quả.
Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng Internet để tham khảo thông tin, nhờ tư vấn, thậm chí ra quyết định mua hàng.
Xu hướng tìm kiếm thông tin của người dùng
Chính vì thế, việc xây dựng chiến lược Marketing Online tổng thể để quảng bá sản phẩm/dịch vụ trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Thông qua kênh quảng cáo này, cùng với chất lượng dịch vụ/sản phẩm tốt, giá cả phải chăng, bạn có thể xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và phát triển công việc kinh doanh đột phá.
Comments
Post a Comment